Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh là một trong những yếu tố quan trọng. Bảng này bố mẹ có thể dựa vào để theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe và thể chất của bé yêu. Từ đó, sẽ có những can thiệp kịp thời để bé được cao lớn và phát triển mỗi ngày. Liên quan đến chủ đề bảng chiều cao cân nặng, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo một số nội dung hữu ích trong bài viết. Như vậy, phụ huynh sẽ có thêm những kiến thức và kinh nghiệm nuôi dưỡng con sao cho tốt nhất.
1. Nguyên tắc cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ sơ sinh
Điều đầu tiên trước khi bàn về bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh, chúng ta cùng nắm qua cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ độ tuổi này như thế nào nhé.
1.1. Nguyên tắc về cách đo chiều cao
Trước khi đo chiều cao cho bé, các mẹ cần phải:
- Cởi bỏ mũ, giày nón của bé trước khi đo.
- Bé sơ sinh có thể đo chuẩn xác nhất ở tư thế nằm ngửa.
- Nên đo chiều cao cho trẻ vào buổi sáng là chính xác nhất.
1.2. Nguyên tắc về cách cân nặng
- Để có kết quả chuẩn xác nhất về cân nặng của bé, các mẹ nên sử dụng các loại cân như: cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ.
- Nếu sử dụng cân đồng hồ, cân đòn treo bố mẹ nên treo cân ở những nơi có điểm tựa chắc chắn. Mặt cân cao ngang tầm mắt của người cân.
- Nếu sử dụng cân lòng máng, nên đặt cân ở vị trí bằng phẳng không bị khập khiễng. Và, bạn cần đảm bảo an toàn khi đặt bé lên cân.
- Để có kết quả chính xác nhất nên đặt bé nằm khi cân. Nên cân sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.
- Trong 1 năm đầu, nên cân bé mỗi tháng một lần để nắm rõ sự phát triển của con yêu.
- Khi cân nhớ chú ý trừ trọng lượng quần, áo, tã bỉm của bé.
2. Bảng chiều cao câng nặng trẻ sơ sinh chuẩn từ 0- 12 tháng tuổi
Sau khi thực hiện đo chiều cao cân nặng cho trẻ sơ sinh các bậc phu huynh nên ghi chép lại. Tiến hành so sách với Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh theo tổ chức y tế thế giới WHO. Điều này nhằm để theo dõi sự phát triển của bé nhà mình. Đặc biệt, khi xem các bạn cần nắm rõ một số từ viết tắt sử dụng trong bảng như sau:
2.1. Bảng cân nặng chuẩn và các chỉ số
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO gồm có phần dành cho bé trai và bé gái cùng với đó là một cột thông tin tháng tuổi cho trẻ.
Trong phần cân nặng sẽ có các chỉ số như: -2SD (nghĩa là chỉ số suy dinh dưỡng), TB (là chỉ số cân nặng trung bình) và +2SD (chỉ số thừa cân, béo phì).
Trong phần chiều cao cũng tương tự có 3 cột: -2SD (chỉ số thấp còi). TB (chỉ số trung bình) và +2SD (chỉ số thừa cân, béo phì).
2.2. Bạn nên làm gì khi cân nặng của bé cách biệt lớn so với bảng cân nặng chuẩn?
Khi xem và so sánh trong bảng theo tiểu chuẩn y tế của WHO, nếu các mẹ nhận thấy chỉ số chiều cao, câng nặng của bé dưới -2SD hoặc >+2SD thì nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé. Sự điều chỉnh này nhằm để bé phát triển khỏe mạnh hơn. Vì mỗi trẻ sẽ có nhu cầu dinh dưỡng, phát triển khác nhau. Nên, dựa vào đặc điểm của bé và căn cứ dựa trên thước đo chung mà bố mẹ có thể điều chỉnh hợp lý nhất.
Khi trẻ đã đạt được những chỉ số TB, các bậc cha mẹ cũng không nên lơ là. Chúng ta vẫn cần tiếp tục duy trì và làm tốt hơn nữa chế độ dinh dưỡng mới, sự vận động, giấc ngủ,…Có như thế mới đảm bảo trẻ phát triển tốt nhất.
3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao, cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh được thay đổi qua từng ngày, rất đáng ngạc nhiên. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi chặt chẽ hơn sự tăng trưởng của bé về chiều cao, cân nặng. Qua đó, bạn biết nhu cầu cần có của bé. Biết tốc độ phát triển của trẻ, cân đo bé chính xác, so sánh bảng chuẩn, bạn sẽ thực hiện tốt hơn việc chăm sóc bé. Hoặc trong trường hợp cần cải thiện, bạn cũng sẽ thực hiện chính xác, phù hợp hơn.
3.1. Với trẻ mới sinh
Trung bình chiều cao khoảng 50 cm và cân nặng 3,3 kg. Dựa theo những nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia và Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,5 cm và bé gái là 33,9 cm.
3.2. Với trẻ sơ sinh 4 ngày tuổi
Lúc này cân nặng của bé sẽ giảm xuống khoảng 5 đến 10 % so với lúc vừa mới sinh. Các mẹ đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là do bé bị mất nước và dịch cơ thể khi bé đi tiểu và đại tiện.
3.3. Trẻ sơ sinh từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi
Đây là khoảng thời gian bé bắt đầu tăng cân mỗi ngày. Cứ trung bình mỗi ngày bé yêu sẽ tăng khoảng 15 đến 28 gram.
3.4. Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
Cứ mỗi tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 114 gram. Sau 6 tháng cân nặng của bé sẽ gấp đôi lúc mới sinh.
3.5. Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm kèm bú mẹ nên cân nặng sẽ tăng khoảng 500 gram mỗi tháng. Trong giai đoạn này bé tốn rất nhiều calo vì bắt đầu vận động nhiều như tập bò, tập đi. Chiều cao trung bình đạt khoảng 72 đến 76 cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh
Ngoài việc nắm bắt tốc độ tăng trưởng theo từng giai đoạn của trẻ, bạn cũng cần nắm qua những yếu tố khác nữa. Vì các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng đến cân nặng chiều cao của bé như:
4.1. Yếu dô gen di truyền
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra điều có những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ. Yếu tố này tác động rất lớn đến sự phát triển và kích thước các cơ quan trong cơ thể.
4.2. Dinh dưỡng và môi trường sống
Bên cạnh yếu tố gen di truyền, chiều cao và cân nặng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác. Trong đó có yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống. Chẳng hạn như, việc suy dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất. Nó tác động nhiều đến mật độ xương, độ chắc khỏe của rang, kích thước các cơ quan trong cơ thể. Và nó làm trì hoãn khả năng phát triển của tuổi dậy thì của trẻ sau này.
Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như khí hậu, ô nhiễm cũng làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.
4.3. Các bệnh lý mạn tính
Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật bẩm sinh hoặc những cuộc phẫu thuật cũng ảnh hưởng rất nhiều lên thể chất của bé. Điều này đã được các Chuyên gia Y khoa Hoa Kỳ nghiên cứu làm rõ.
4.4. Sự chăm sóc về mặt tinh thần
Tại một nghiên cứu tại Viện quốc gia về Sức khỏe trẻ em và Sự phát triển con người ở Hoa Kỳ đã cho thấy, giữa 2 đứa trẻ được sống gần gũi cùng bố mẹ và sống với những người không cùng huyết thống tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần, thái độ và hành vi.
4.5. Sức khỏe của mẹ bầu trong giai đoạn mang thai và cho con bú
Nếu mẹ bầu thường xuyên gặp những tác động về tâm lý, sức khỏe sẽ có khả năng làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động, trí tuệ và tinh thần của trẻ sau này.
4.6. Mức độ hoạt động thể chất
Hiện nay, tình trạng thường hay gặp ở trẻ hay thức khuya và lười vận động. Khi có sự phát triển của công nghệ hầu như các bậc bố mẹ ít tập cho con thói quen vận động. Mà thay vào đó là việc dỗ con bằng cách xem tivi, màn hình điện thoại nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh. Các bạn nên khuyến khích trẻ vận động để có được chiều cao, cân nặng lý tưởng. Bên cạnh đó còn phòng ngừa được nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường,…
Bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh sẽ rất hữu ích cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ. Đặc biệt là những ai lần đầu làm bố làm mẹ thì bảng này lại càng cần thiết. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn được coi là một cơ sở quan trọng. Nó giúp chúng ta theo dõi chặt chẽ sự tăng trưởng và phát triển của con yêu có được ổn định và bình thường hay không. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ là thật hữu ích cho bạn. Qua đó, bạn chăm sóc bé theo cách tốt nhất. Nhờ vậy, con có thể phát triển toàn diện nhất về thể chất ở giai đoạn của mình.
Khánh Kim