Thời tiết giao mùa thường là thời điểm trẻ dễ bị cảm cúm nhất. Nếu các bậc cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng từ các phương pháp dân gian truyền miệng thiếu khoa học sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Sau đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm các bậc phụ huynh cần tránh
Sai lầm 1: Tự ý ra tiệm mua thuốc cảm cúm cho con
Viện Hàn lâm Nhi khoa của Mỹ (AAP) cho biết các loại thuốc có thể dễ dàng mua ở ngoài cửa hiệu mà không cần kê toa để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho… hoàn toàn không có hiệu quả với trẻ dưới 6 tuổi, thậm chí, tác dụng phụ của nó có thể làm hại đến trẻ.
Nếu bé yêu của bạn dưới 6 tuổi, hãy dùng thuốc có thành phần acetaminophen (thuốc giảm đau hạ sốt) hoặc ibuprofen (thuốc chống viêm không steroid) dành riêng cho trẻ em và để bé nghỉ ngơi tại nhà là được.
Một vài nghiên cứu cho biết với trẻ trên 2 tuổi, dùng mật ong trị ho còn tốt hơn việc cho bé uống các loại thuốc khác. Vì thuốc tây thường có tác dụng phụ như gây buồn ngủ hoặc mất ngủ, đau bụng, và phát ban. Ngoài ra, trẻ em còn có thể bị các triệu chứng nghiêm trọng như tim đập nhanh, co giật, thậm chí tử vong nếu dị ứng hoặc dùng thuốc quá liều.
Theo khảo sát, ở Mỹ mỗi năm có khoảng 7.000 trẻ em dưới 11 tuổi phải điều trị tại phòng cấp cứu sau khi uống quá nhiều thuốc trị ho hoặc cảm cúm.
Sai lầm 2: Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây cảm lạnh và cúm.
Điều trị cảm cúm cho trẻ bằng thuốc kháng sinh chẳng khác gì dùng thuốc nhỏ mũi để điều trị bệnh đau mắt. Vì thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus, hoàn toàn khác với vi khuẩn.
Thế nhưng, nhiều cha mẹ vẫn cho bé dùng kháng sinh khi con trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Thuốc kháng sinh không chỉ không hiệu quả với việc trị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm mà còn gây các tác dụng phụ như tiêu chảy và gây ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Thậm chí, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh nặng và khó trị hơn.
Tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ và mua thuốc theo đơn để bé chóng khỏi.
Sai lầm 3: Cảm cúm với cảm lạnh là 1 bệnh
Khó có thể phân biệt cảm cúm với cảm lạnh trong thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, bệnh cảm lạnh sau khi khỏi thường không để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào . Còn với cảm cúm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bé yêu có thể bị viêm phổi nặng rất nguy hiểm. Vì thế bạn nên nhận biết được 2 loại bệnh này để có cách điều trị hợp lý.
– Cảm lạnh: thường xuất hiện từ từ. Các dấu hiệu đầu tiên thường là đau, ngứa cổ họng, tiếp theo là hắt hơi và chảy nước mũi có chất nhầy, sau đó chất nhầy đặc lại, có thể chuyển sang màu xám, màu xanh lá cây, màu vàng, … Triệu chứng phổ biến khác kèm theo bao gồm ho, đau đầu nhẹ,nghẹt mũi, chảy nước mắt, mệt mỏi nhẹ…
Cảm cúm và cảm lạnh đôi khi rất khó phân biệt rõ ràng. Các bậc phụ huynh nên đưa con trẻ đi khám. Đôi khi phải làm xét nghiệm máu mới xác định bé bị cảm cúm hay cảm lạnh.
Sai lầm 4: Tiêm vacxin phòng cúm cần cho người lớn hơn là trẻ em
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) của Mỹ khuyến cáo, chúng ta nên tiêm vacxin phòng cúm mỗi năm 1 lần cho cả người lớn và trẻ nhỏ ( với trẻ thì bắt đầu từ 6 tháng tuổi là có thể tiêm vacxin được).
Trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ bị cảm lạnh hoặc cúm và khi đã bị, đối tượng này thường biến chứng sang viêm phổi cao hơn. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì bị bệnh cúm. Vì thế, bố mẹ đừng bỏ qua việc tiêm vac xin cho con mỗi năm nhé.
Sai lầm 5: Trẻ em đi nhà trẻ sớm dễ bị bệnh cảm lạnh hơn
Nhiều phụ huynh cho rằng cho con đi nhà trẻ quá sớm (trước hoặc sau 1 tuổi) có thể khiến bé dễ bị cảm lạnh hơn các trẻ được chăm sóc ở nhà. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Đan Mạch dựa trên 135.000 trẻ em từ 1989 đến 2004, cho thấy nguy cơ nhiễm trùng ở những trẻ đi mẫu giáo sớm giảm đáng kể. Và sau một năm đi nhà trẻ, nguy cơ những đứa bé này bị bệnh cảm lạnh ngang với những bé được chăm sóc tại nhà.
Một nghiên cứu được công bố trong tạp chí Archives of Adolescent and Pediatric Medicine năm 2002 cho thấy, những đứa trẻ đi lớp mẫu giáo sớm ít bị cảm lạnh hơn trong những năm sau (đến tận khi 13 tuổi). Đó là do các bé được tiếp xúc sớm với vi trùng nên có sức đề kháng tốt hơn những trẻ được chăm sóc cẩn thận tại nhà.