Dầu gió luôn được mang theo bên mình, giúp phòng tránh và làm giảm các bệnh như nhức đầu, cảm gió… nhưng không phải cũng hiểu và sử dụng dầu gió đúng cách, nếu như lạm dụng và sử dụng dầu gió sai cách, có thể mang đến những ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.
Nguy cơ tử vong vì lạm dụng dầu gió
Phó Chủ tịch Hội Đông y Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bác sĩ Quách Tuấn Ninh cho biết các loại tinh dầu có thể làm ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ nhỏ; vì thế nếu không biết cách sử dụng các bậc cha mẹ có thể khiến con em mình bị ngừng hô hấp, ngừng tim và dẫn đến trẻ tử vong.
Dầu cũng là một loại thuốc với các thành phần như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol. Trong đó methol có thể là một chất gây hại. Có nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị tử vong chỉ vì 1 giọt dầu có hàm lượng methol 1%. Khi bôi dầu có thành phần bạc hà methol vào mũi và cổ họng của trẻ có thể dẫn đến ngừng tim và ngừng hô hấp. Vì vậy, mọi người phải thật cẩn thận khi sử dụng dầu.
Xung huyết da do Methy salicylat
Methyl salicylat có trong dầu được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Người ta cho thêm chất này vào dầu vốn để giúp làm giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu và giảm nhanh cơn đau và cứng cơ. Tuy nhiên, methyl salicylat có thể gây xung huyết da nếu bạn uống hoặc bôi lên vết thương hở. Ngoài ra hit dầu thường xuyên cũng có thể làm rách màng nhầy ở họng và mũi làm tổn thương hệ hô hấp nghiêm trọng.
Ngộ độc vì dùng dầu gió
Dầu gió vốn được chiết xuất từ các loại thảo dược thiên nhiên như khuynh diệp, long não, hồi, quế… Vị cay và tính mát của dầu có tác dụng hạ sốt, sát trùng, giảm ho, giảm đau và ra mồ hôi…rất hiệu quả.
Đặc biệt, hầu hết các loại dầu xoa và cao đều có metyl salicylat (dầu nóng) và menthol (chiết từ tinh dầu bạc hà). Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồ hôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da.
Tuy nhiên thành phần eukalyptol và camphor trong dầu là một chất độc đối với trẻ em nếu sử dụng không đúng cách. Chất này nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hoặc qua đường miệng với liều lượng khoảng 1g sẽ làm trẻ em tổn thương hệ hô hấp và ngưng thở.
Khi bị ngộ độc, trẻ sẽ có những biểu hiện như bỏng miệng, hầu họng hoặc buồn nôn, lừ đừ, và rồi co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng. Những triệu chứng này xuất hiện chỉ trong vòng 5 – 90 phút sau khi tiếp xúc với dầu. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên hãy lập tức đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất để cấp cứu kịp thời.